CPU là gì? Kiến thức cơ bản về CPU

CPU là gì? Kiến thức cơ bản về CPU

CPU là gì?

CPU là gì? CPU là viết tắt của Central Processing Unit, còn gọi là bộ xử lý trung tâm của máy tính. Nó xử lý, tính toán và điều phối thông tin trong toàn bộ hệ thống máy tính. CPU được ví như bộ não của một chiếc máy tính, CPU càng mạnh thì tốc độ xử lý càng cao và lượng thông tin xử lý sẽ càng nhiều. Để tìm hiểu về CPU, ta cần phải hiểu rất nhiều khái niệm kỹ thuật khác nhau, sau đây là một số kiến thức cơ bản về CPU hay bộ xử lý trung tâm:

1. Nhân CPU

CPU là gì? Kiến thức cơ bản về CPU

Số nhân (core): Một CPU có thể bao gồm một hoặc nhiều lõi hay còn gọi là nhân. Mỗi nhân cpu giống như một bộ não có thể xử lý thông tin, CPU có càng nhiều nhân thì càng có thể xử lý và chạy nhiều tác vụ cùng một lúc.

2. Luồng xử lý

CPU là gì? Kiến thức cơ bản về CPU

Các luồng được tạo cho mục đích xử lý song song và cho phép chia sẻ các tài nguyên của máy tính. Phân luồng là một quá trình trong đó một tác vụ đơn lẻ, chẳng hạn như thực thi một chương trình, có thể được chia thành các tác vụ nhỏ hơn được gọi là các luồng. Phân luồng là một phần thiết yếu của lập trình máy tính cho phép nhiều tác vụ chạy đồng thời, thay vì tuần tự.

Chúng ta có thể hình dung đơn giản về luồng xử lý như sau: Khi cần thực hiện một tác vụ thì phần mềm sẽ gởi tín hiệu cho CPU để xử lý, một chuỗi các tín hiệu nối tiếp nhau liên tục xem là một luồng.

Một số CPU hiện nay có thể có nhiều luồng xử lý trên một nhân, giúp quá trình xử lý tác vụ trở nên nhanh chóng và xử lý cùng lúc nhiều công việc khác nhau. Đa phần các trường hợp nhiều CPU có cùng thông số nhưng nếu CPU có số nhân và số luồng nhiều hơn sẽ được xem là mạnh hơn bởi khả năng xử lý đa nhiệm tốt hơn.

3. Xung nhịp (Clock)

CPU là gì? Kiến thức cơ bản về CPU

Xung nhịp hoặc tần số cơ sở: nói đơn giản là chỉ số tốc độ xử lý của một CPU, xung nhịp càng cao thì CPU có tốc độ xử lý càng nhanh.

Xung cơ bản (Base Clock): là tần số cơ bản mà máy tính hoạt động khi sử dụng bình thường.

Xung tăng cường (Intel gọi là Turbo Boost, AMD gọi là Turbo Core): là chức nang trên một số dòng CPU cao. Tính năng này cho phép CPU hoạt động cao hơn mức bình thường nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng của các phần mềm, trò chơi nặng.

Ngoài ra, với xung nhịp ta còn có thêm thuật ngữ “ép xung” dành cho dân kỹ thuật chuyên nghiệp mong muốn CPU hoạt động toàn bộ công suất.

4. Tiến trình

Tiến trình hay tiến trình sản xuất là những con số như 14nm, 10nm,… ở đây được hiểu là kích thước của một bóng bán dẫn trong vi mạch của một CPU. Tiến trình càng nhỏ thì CPU sẽ càng mạnh và càng tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu nhiệt lượng khi hoạt động. Công nghệ càng phát triển, tiến trình sản xuất của CPU sẽ càng nhỏ, các nhà sản xuất như AMD, Intel đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến thông số này nhằm với nhiều mục đích như nâng cao hiệu năng và cả mục đích quảng bá thương hiệu.

Khi lựa chọn CPU, người dùng còn cần phải lưu ý thêm những yếu tố sau:

CPU là gì? Kiến thức cơ bản về CPU

  • Chuẩn RAM hỗ trợ: DDR2, DDR3, DDR4, DDR5,…
  • Chuẩn Socket: có thể hiểu một cách đơn giản nhất là số chân tiếp xúc giữa CPU và Mainboard. Mỗi một thế hệ CPU và mainboard sẽ hỗ trợ một chuẩn Socket khác nhau.
  • TDP (Thermal Design Power) là công suất toả nhiệt trung bình khi một máy tính hoạt động ổn định bình thường.
  • iGPU (Nhân đồ họa tích hợp) là viết tắt của “Integrated Graphics Processing Unit”, là chức năng tích hợp khả năng xử lý và xuất hình ảnh của CPU. Đây là chức năng không phải CPU nào cũng có, nếu sử dụng những dòng CPU không có iGPU thì người dùng cần phải lắp đặt thêm một VGA để xử lý và xuất tín hiệu hình ảnh. Ngược lại, một số dòng CPU cũng có khả năng xử lý hình ảnh cực tốt điển hình là Ryzen của AMD như: VEGA 8 và VEGA 11.

Nếu bạn có muốn tự lắp đặt một chiếc PC, những thông tin trên rất là quan trọng cần phải tìm hiểu trước, kẻo mua nhằm linh kiện hoặc không đúng nhu cầu mà bạn đang cần. Bạn có thể liên hệ trực tiếp Sài Gòn Computer khi có các nhu cầu sau:

Rate this post

Trả lời

Chat Zalo
(8h-19h)
098 234 2030
(8h-19h)
Chat Facebook
(8h-19h)