Tư Vấn Sản Phẩm - Dịch Vụ
- Zalo 0982342030
- Zalo 0908809527
Hỗ trợ kỹ thuật
- Zalo 0982342030
- Zalo 0908809527
Mục Lục
Việc máy tính gặp sự cố sau thời gian sử dụng đó là điều không ai tránh khỏi. Thường khi máy tính gặp sự cố sẽ thông báo cho chúng ta (không phải tất cả đều thông báo) bằng những tiếng bip ngắn hoặc dài tuỳ bệnh. Vậy làm sao để bắt bệnh qua tiếng bip của máy tính chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Bạn nên nhớ rằng khi máy tính gặp sự cố nào đó mới phát ra tiếng bip (tiếng bip này được phát ra nhờ một chiếc loa nhỏ gắn trên mainboard). Còn nếu máy tính chạy bình thường khi khởi động máy tính vẫn nghe thấy 1 tiếng bip và liên hình liền thì chúng ta tạm hiểu đó chỉ là một thông báo máy chạy ổn mà thôi.
Hiện nay mỗi hãng sản xuất mainboard lại sử dụng 1 loại chip BIOS khác nhau và mỗi chip BIOS này lại có cách phát ra âm thanh riêng biệt. Và với bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc bảng tra cứu lỗi máy tính qua tiếng bíp của BIOS với 2 loại BIOS thông dụng là Phoenix và AMI hiện nay. Các bạn lưu ý mỗi máy tính khác nhau chúng ta sẽ có phím bấm vào bios cũng khác nhau.
Lưu ý: Trước hết bài viết bắt bệnh máy tính qua tiếng bip này chỉ nhằm tính chất tham khảo, còn về thực tế muốn biết máy tính bị làm sao cần kiểm tra thực tế mới biết được.
Bảng tra cứu lỗi máy tính qua tiếng bíp của bios và cmos là một công cụ quan trọng giúp người dùng xác định vấn đề khi máy tính gặp sự cố. Bằng cách phân tích các tiếng kêu bíp từ BIOS và CMOS, người dùng có thể nhận biết được nguyên nhân gây ra lỗi, từ đó có thể thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp. Bảng tra cứu này cung cấp thông tin chi tiết về mỗi loại tiếng kêu bíp và hướng dẫn cách xử lý, giúp người dùng sửa chữa máy tính một cách hiệu quả và nhanh chóng.
1 tiếng bíp ngắn: 1 tiếng kêu bíp ngắn là một trong những âm thanh thường nghe khi khởi động máy tính. Nó biểu thị rằng quá trình khởi động đã diễn ra thành công và hệ thống đang chạy các kiểm tra ban đầu. Điều này cho thấy máy tính của bạn đang hoạt động bình thường và không gặp vấn đề gì đáng lo ngại.
2 tiếng bíp ngắn: Máy kêu 2 tiếng bíp có thể báo nguyên nhân do Ram của bạn đang không nhận. Tuy nhiên, trước tiên hãy kiểm tra card màn hình (nếu có), lúc này bạn nên tháo cả ram và card màn hình ra sau đó vệ sinh thật sạch khe cắm cũng như chân ram, chân card vga. Nếu có 2 ram thì không nên gắn liền 2 ram 1 lúc, mà hãy gắn từng thanh 1 để loại trừ thanh bị hư.
3 tiếng bíp ngắn: Với lỗi máy tính kêu 3 tiếng bip thì cũng tương tự như 2 tiếng bip ngắn ở trên cần kiểm tra ram (hoặc card vga).
4 tiếng bíp: Bốn tiếng kêu bíp có thể chỉ đến một vấn đề tương tự như khi có hai tiếng kêu ngắn. Tuy nhiên, cũng có thể là do bộ đặt giờ trên bo mạch bị lỗi. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể truy cập vào BIOS để cài đặt lại ngày giờ hoặc thay thế pin. CMOS để kiểm tra lại tình trạng này.
5 tiếng bíp ngắn: Việc đầu tiên kiểm tra lại ram, nếu ram không được tỉ lệ cao là mainboard
6 tiếng bíp ngắn: Nếu máy của bạn kêu 6 tiếng bíp ngắn thì có thể chip trên bo mạch chủ để điều khiển bàn phím đang không hoạt động. Việc đầu tiên chúng ta nên làm đó là mượn 1 bàn phím mới khác để test thử lại xem sao, nếu vẫn không được phải kiểm tra qua mainboard
7 tiếng bíp ngắn: Lỗi này xuất hiện khi CPU gặp sự cố, khi cpu gặp sự cố thường phải thay cpu khác nhưng trước khi thay bạn hãy thử tháo cpu ra vệ sinh chân cpu (vệ sinh cẩn thận tránh bị gãy socket trên main.
8 tiếng bíp ngắn: Lỗi này xảy ra khi card màn hình của bạn bị hư. Card màn hình sau một thời gian sử dụng sẽ bị hư (thường do nóng dẫn đến lỗi chip) chính vì vậy khi sử dụng cần vệ sinh thường xuyên hoặc có chế độ làm mát cho máy tính.
9 tiếng bíp ngắn: Lỗi BIOS, có thể nạp lại BIOS hoặc thay thế Bios khác
10 tiếng kêu bíp ngắn: Nguyên nhân của sự cố có thể liên quan đến CMOS.
11 tiếng kêu bíp ngắn: Có thể chíp bộ nhớ đệm trên bo mạch chủ đã bị hỏng. Đề xuất kiểm tra và thực hiện sửa chữa.
1 bíp dài, 3 bíp ngắn: Đây cũng là một trong số tiếng bip báo lỗi RAM. Tại đây chúng ta cũng thử vệ sinh chân ram và tiếp xúc.
1 bíp dài, 8 bíp ngắn: Máy không thể kiểm tra video. Hãy thử rút ra và cắm lại card đồ họa.
1-1-3: Lỗi này cho thấy không thể đọc được thông tin cấu hình lưu trong CMOS.
1-1-2: Máy tính của bạn đang có vấn đề về mainboard
1-1-4: Cần phải tiến hành thay thế BIOS khác
1-2-1: Trên mainboard có Chíp đồng hồ và tỉ lệ bị hư chíp đồng hồ khá cao
1-2-2: Mainboard của máy tính bạn đang gặp sự cố.
1-2-3: Mainboard của máy tính bạn đang gặp sự cố.
1-3-1: Lỗi này thông báo phải thay bo mạch chủ nhưng bạn hãy mang kỹ thuật sửa thử trước nếu không muốn thay liền
1-3-3: Lỗi này thông báo phải thay bo mạch chủ nhưng bạn hãy mang kỹ thuật sửa thử trước nếu không muốn thay liền
1-3-4: Mainboard của máy tính bạn đang gặp sự cố.
1-4-1: Mainboard của máy tính bạn đang gặp sự cố.
1-4-2: Hãy kiểm tra lại Ram của máy tính
2-_-_: Sau hai chuỗi tiếng kêu bíp, tiếng bíp kéo dài có thể chỉ ra vấn đề với RAM của bạn.
3-1-_: Một trong những chip trên mainboard đang gặp phải vấn đề . Có thể bạn cần phải thay bo mạch hoặc thay chip, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể.
3-2-4: Chíp kiểm tra bàn phím đang gặp vấn đề
3-3-4: Máy tính của bạn đang không nhận card màn hình. Hãy thử cắm qua khe card khác hoặc nếu có card màn hình khác thì thử bằng card khác
3-4-_: Card màn hình của bạn không hoạt động.
4-2-1: Một chíp trên mainboard bị hỏng.
4-2-2: Kiểm tra xem bàn phím có vấn đề gì không.
4-2-3: Kiểm tra xem bàn phím có vấn đề gì không.
4-2-4: Một trong các card mở rộng cắm trên bo mạch chủ có thể đã bị hỏng. Đề nghị bạn thử rút từng thiết bị ra một cách tuần tự để xác định nguyên nhân cụ thể.
4-3-1: Lỗi bo mạch chủ.
4-3-2: Lỗi bo mạch chủ.
4-3-3: Lỗi bo mạch chủ.
4-3-4: Đồng hồ trên bo mạch bị hỏng. Khi bạn rút dây nguồn máy trả về thời gian không đúng, hãy thử thay pin CMOS, nếu thay vẫn bị thì do mainboard
4-4-1: Có vấn đề liên quan đến cổng nối tiếp. Đề nghị bạn thử cắm lại cổng này vào bo mạch chủ và kiểm tra. Nếu vấn đề vẫn tồn tại, bạn cần tìm jumper để vô hiệu hoá cổng nối tiếp này.
4-4-2: Tương tự như lỗi 4-4-1, nhưng lần này ảnh hưởng đến cổng song song.
4-4-3: Có vấn đề với bộ xử lý số. Nếu tình trạng nghiêm trọng, nên xem xét việc thay thế bo mạch chính.
Vậy là với các thông tin Saigon Computer đã cung cấp cho các bạn ở phía trên là các bạn có thể tự bắt bệnh cho máy tính của mình rồi. Nếu trong quá trình sử dụng hoặc còn gì thắc mắc cần hỗ trợ thì các bạn có thể liên hệ qua Hotline: 098 234 2030 – 0908 809 527 để được các kỹ thuật viên hỗ trợ sớm nhất nhé.